Phương pháp giải quyết mọi vấn đề doanh nghiệp trong quản trị và kinh doanh

Những công ty, tổ chức lớn quy mô vận hành phức tạp thì gặp rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết, những vấn đề đó phần lớn về vấn đề tối ưu quản trị và phát triển kinh doanh. Để vận hành và phát triển doanh nghiệp bền vững chúng ta cần phải có các phương pháp để giải quyết mọi vấn đề trong doanh nghiệp.

PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LÀ GÌ?

Phương pháp giải quyết vấn đề là một quá trình tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề rắc rối hoặc thách thức phải được xử lý trong công việc và cuộc sống. Nó bao gồm các bước như phát hiện vấn đề, thu thập thông tin, phân tích các tùy chọn, lựa chọn giải pháp tốt nhất và thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề. Kỹ năng giải quyết vấn đề gồm phân tích vấn đề, nghiên cứu, giao tiếp, sáng tạo, dự đoán, ra quyết định và quản lý rủi ro.

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ MỌI VẤN ĐỀ TRONG DOANH NGHIỆP

Khi gặp gỡ các doanh nghiệp, Vũ Thảo thấy được những vấn đề cần phải xử lý để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, quy trình giải quyết vấn đề của doanh nghiệp sẽ có 3 giai đoạn chính, dựa trên những phân tích và giải pháp sau:

  • Dựa trên thực tế doanh nghiệp (fact-based)
  • Cấu trúc vững chắc (rigidly structured)
  • Giải quyết vấn đề giả định (hypothesis-driven)
 Những phương pháp giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề trong kinh doanh

1. DỰA TRÊN THỰC TẾ – FACT BASED

Vũ Thảo luôn đặt nền tảng cho mọi quy trình bằng việc nghiên cứu thực tế, giúp Vũ Thảo hiểu chính xác những thách thức và nhu cầu của doanh nghiệp, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp nhất.

Có 2 lý do hiện trạng thực tế trong doanh nghiệp luôn rất quan trọng:

Thứ nhất: Hiện trạng doanh nghiệp

Thực tế tại doanh nghiệp cần được bổ sung cho giải pháp của Vũ Thảo trong quá trình giải quyết những vấn đề rất phức tạp của Doanh nghiệp. Nhân viên Vũ Thảo có nhiều kinh nghiệm tư vấn cho những tập đoàn lớn, nhưng ngay cả thế, Vũ Thảo cũng cần biết vấn đề thực tế để có giải pháp xử lý vấn đề, thay vì đưa giải pháp ngay từ đầu, có thể giải pháp đó chưa trọn vẹn, xử lý tận gốc của mọi vấn đề, Vũ Thảo bắt đầu với thu thập nhiều dữ kiện, sự việc và thực tế – một cách logic và hệ thống để dần dần lấp những lỗ hổng còn thiếu của doanh nghiệp.

Thứ hai: Phương pháp giải quyết những vấn đề tồn tại trong doanh nghiệp

Vũ Thảo tồn tại và phát triển nhờ “yêu” giải quyết mọi vấn đề trong doanh nghiệp, bất cứ sự thành công nào của doanh nghiệp đều mang dấu ấn công nghệ của Vũ Thảo, nhờ giải pháp chuyển đổi số để xử lý những vấn đề nóng trong quản trị và vận hành đang tồn tại trong các doanh nghiệp.

 Ba quy trình quan trọng giúp mọi chủ doanh nghiệp phân tích và xử lý mọi vấn đề của doanh nghiệp

2. CẤU  TRÚC VỮNG CHẮC - QUY TẮC MECE

Phân tích và giải quyết vấn đề MECE để cấu trúc lại tư duy của doanh nghiệp khi đứng trước các vấn đề nhức nhối trong doanh nghiệp chưa có giải pháp xử lý hoặc xử lý chưa triệt để.

Nguyên tắc MECE là gì?

MECE viết tắt cho “Mutually exclusive, collectively exhaustive” là một tính từ rất phổ biến trong lĩnh vực tư vấn chiến lược và quản lý, hầu hết các tài liệu (bao gồm cả các bản nháp, ghi chú), các bài thuyết trình, email.... đều được phân tích theo quy tắc MECE. MECE là một phương pháp phân loại thông tin và ý tưởng để đảm bảo tính rõ ràng và toàn diện trong quá trình phân tích và ra quyết định.

MECE cấu trúc trong tư duy tối đa hoá sự rõ ràng và đầy đủ. Giả thiết đang bắt tay vào tìm kiếm các vấn đề liên quan của doanh nghiệp "phải" được giải quyết.

  • ME (Mutually Exclusive) - Loại trừ tẫn nhau: Mỗi vấn đề chỉ thuộc một nhánh và không trùng lặp ở những nhánh khác
  • CE (Collectively Exhaustive) - Bao quát hoàn toàn: Đảm bảo rằng doanh nghiệp không bỏ sót bất cứ mặt nào của vấn đề.
 Vấn đề bạn đưa ra đã theo nguyên tắc MECE chưa? Hãy MECE trong mọi vấn đề (nguồn McKinsey)

Có 5 cách phân tích vấn đề MECE hiệu quả

  • Đầu tiên, hãy hiểu kỹ vấn đề. Bạn đang cố gắng giải quyết điều gì?
  • Thứ hai, viết ra vấn đề cần giải quyết. Hãy cẩn thận để đảm bảo vấn đề rõ ràng, không có sự mơ hồ.
  • Thứ ba, liệt kê các phương án để giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng cây MECE. Đảm bảo rằng các lựa chọn ME (Mutually Exclusive) không trùng lặp và CE (Collectively Exhaustive) không bỏ sót bất cứ vấn đề nào.
  • Thứ tư, hãy xem xét từng lựa chọn riêng lẻ. Hãy xem xét những ưu và nhược điểm. Hãy loại bỏ những điều phi logic và đưa vào bất kỳ thông tin chi tiết mới nào dưới dạng tùy chọn khi bạn hiểu rõ hơn về vấn đề.
  • Thứ năm, chọn phương án tốt nhất và trình bày với khách hàng.
 Phương pháp giải quyết vấn đề của doanh nghiệp giảm lợi nhuận theo nguyên tắc MECE 

3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ GIẢ ĐỊNH

Trước khi giải quyết các vấn đề, phương pháp đưa ra giả định ban đầu, đây là một phương pháp tiếp cận có hệ thống và phương pháp luận để giải quyết vấn đề phức tạp trong doanh nghiệp, đây là kim chỉ nam cải thiện hoạt động quản trị và phát triển kinh doanh. Giả định ban đầu sẽ xác định rõ ràng vấn đề cần giải quyết, loại bỏ những thông tin nhiễu và tập trung vào những yếu tố quan trọng và cốt lõi để xử lý cho mọi vấn đề trong doanh nghiệp.

Sau khi chọn phương án tốt nhất theo quy tắc MECE, giải quyết vấn đề giả định có 3 phần chính:

  1. Giả thuyết giả định ban đầu: Đưa ra một giả định bằng cách đánh giá dữ liệu mẫu các vấn đề nội tại trong doanh nghiệp
  2. Các thành phần giả thiết: tìm hiểu tổng quan về vấn đề đang đối mặt, tìm cách chia nhỏ các vấn đề ra để giải quyết, sơ đồ hình cây (Tree of issues), đưa ra các giải pháp có thể thực hiện được.
  3. Kiểm thử các giả thiết: Hypothesis testing là một phương pháp thống kê để kiểm tra tính hợp lệ của một giả định bằng cách đánh giá dữ liệu mẫu từ đó đưa ra kết luận cho toàn bộ tập dữ liệu, nó xác định tính chính xác của giả định và giúp tránh những kết luận sai lầm, giảm thiểu sự mô hồ trong dữ liệu, hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt hơn.

Ví dụ thực tế tất cả các doanh nghiệp gặp phải về hiệu suất làm việc của nhân viên, vấn đề cần giải quyết như sau: Cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên qua thưởng.

Giả thiết ban đầu

Việc thưởng cho nhân viên sẽ cải thiện hiệu suất làm việc của họ

  • Đối tượng: Nhân viên
  • Hành vi: Hiệu suất làm việc
  • Yếu tố tác động: Thưởng
  • Kết quả mong đợi: Cải thiện

Các thành phần của Giả thuyết ban đầu

  • Nhân tố tác động: Thưởng là một loại động lực được sử dụng để khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn. Thưởng có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như tiền lương, thưởng, phúc lợi, v.v.
  •  Hành vi: Hiệu suất làm việc là thước đo mức độ hoàn thành công việc của nhân viên. Hiệu suất làm việc có thể được đo lường theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như số lượng sản phẩm được sản xuất, chất lượng sản phẩm, thời gian hoàn thành công việc, v.v.
  •  Kết quả mong đợi: Cải thiện hiệu suất làm việc có nghĩa là nhân viên sẽ làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn và năng suất hơn.

 Kiểm tra Giả thuyết ban đầu

  •  Phương pháp kiểm tra: Có thể sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau để kiểm tra giả thuyết này, chẳng hạn như nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu định lượng, nghiên cứu định tính, v.v.
  •  Dữ liệu cần thiết: Dữ liệu cần thiết để kiểm tra giả thuyết này bao gồm dữ liệu về mức độ thưởng cho nhân viên và dữ liệu về hiệu suất làm việc của nhân viên.
  •  Kết quả kiểm tra: Kết quả kiểm tra giả thuyết này sẽ cho biết liệu việc thưởng cho nhân viên có thực sự cải thiện hiệu suất làm việc của họ hay không.

Ví dụ cụ thể để kiểm tra giả thuyết này như sau:

  • Nghiên cứu thực nghiệm: Tiến hành một cuộc thử nghiệm trong đó một nhóm nhân viên được thưởng và một nhóm nhân viên khác không được thưởng. Sau một khoảng thời gian nhất định, đo lường hiệu suất làm việc của hai nhóm nhân viên này để so sánh.
  •  Nghiên cứu định lượng: Thu thập dữ liệu về mức độ thưởng cho nhân viên và dữ liệu về hiệu suất làm việc của nhân viên trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó, sử dụng các phương pháp thống kê để phân tích mối quan hệ giữa hai biến này.
  •  Nghiên cứu định tính: Phỏng vấn các nhân viên để hiểu cách họ cảm nhận về việc được thưởng và cách nó ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của họ.
 BOD Dashboard quản trị doanh nghiệp, các vấn đề doanh nghiệp được cập nhật real-time

Kết quả kiểm tra giả thuyết này có thể là:

  • Giả thuyết được chấp nhận: Kết quả kiểm tra cho thấy, việc thưởng cho nhân viên cải thiện hiệu suất làm việc, các công việc xử lý của nhân viên nhiều hơn, tương tác nội bộ tốt hơn....
  •  Giả thuyết bị bác bỏ: Kết quả thử nghiệm cho thấy hiệu suất làm việc của nhân viên chỉ cải thiện trong ngắn hạn. Về dài hạn, nhân viên sẽ trông chờ thời gian nhận thưởng, vì một lý do nào đó khi doanh nghiệp kinh doanh giảm sút lợi nhuận, khoản thưởng ít đi, nhân viên dễ chán nản, hiệu suất làm việc kém vì không có thưởng, thậm chí nhảy việc, gây phản ứng ngược gây tổn hại lợi ích cho doanh nghiệp.

Nếu giả thuyết được chấp nhận, thì doanh nghiệp có thể cân nhắc áp dụng các chương trình thưởng cho nhân viên để cải thiện hiệu suất làm việc của họ. Giả thiết bị bác bỏ, tiếp tục lặp lại quá trình cho đến khi tìm ra giải pháp tối ưu xử lý tận gốc vấn đề.

Các doanh nghiệp, tập đoàn lớn mà Vũ Thảo ứng dụng công nghệ và phương pháp trên vào để giải quyết vấn đề. Những nguyên tắc trên giúp cấu trúc rõ ràng vấn đề đưa giải pháp cụ thể khả thi nhất để xử lý. 

Việc ứng dụng MECE và tạo giả thiết ban đầu giúp làm sáng tỏ vấn đề trong doanh nghiệp, giống như có một tấm bản đồ chỉ đường khi bạn bị lạc vào một vùng đất không xác định. Hay doanh nghiệp đang lúng túng chưa tìm được cách giải quyết vấn đề nội tại trong doanh nghiệp, hãy ứng dụng quy trình giải quyết vấn đề trên, ngoài ra dùng giải pháp chuyển đổi số của Vũ Thảo là cách tiếp cận và xử lý mọi quy trình vận hành trong doanh nghiệp. 

Nền tảng và hệ sinh thái công nghệ ứng dụng AI vào quản trị doanh nghiệp tổ chức của Vũ Thảo Technology

Vũ Thảo Technology là một công ty có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp giải pháp chuyển đổi số tốt nhất tại Việt Nam, đang phục vụ top 200 khách hàng có quy mô lớn như: tập đoàn Hoà Phát, hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines, Petrolimex, tập đoàn EVN…

Vũ Thảo Technology còn có một hệ sinh thái đa dạng về các nền tảng quản trị doanh nghiệp, phù hợp mọi hoạt động, nghành nghề kinh doanh như:

  • VT D-Office: Văn phòng điện tử không giấy
  • VT DPM - Digital Process Management: Số hóa mọi hoạt động, quy trình của tổ chức
  • VT DCM – Digital Content Management: Số hóa tài liệu tri thức, quản lý thư viện tổ chức
  • VT Enterprise Portal: Cổng thông tin trao đổi giữa tập đoàn và các công ty thành viên, quản trị tổ chức toàn diện
  • VT Dsign: Trình ký hồ sơ, gửi tài liệu hợp đồng online, có giá trị pháp lý

Chuyển đổi số là mục tiêu tối ưu quản trị, gia tăng doanh thu, đây là hành trình không có điểm kết thúc, Vũ Thảo sẽ là đối tác tin cậy để đồng hành cùng tổ chức, trong sứ mệnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững nhờ vào công nghệ, hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

  • Số điện thoại: 0901.170.659

Bài viết liên quan