Với giá trị thị trường trong năm 2022 đạt 22,5 tỷ USD và dự kiến sẽ đạt khoảng 32 tỷ USD trong năm 2024 với tỷ suất tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) được dự báo đạt 26,1% trong giai đoạn này, các nền tảng lập trình low-code đang là một trong những nhánh có tốc độ phát triển tốt nhất lĩnh vực công nghệ thông tin.
Việc xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của các nền tảng low-code hay thậm chí là no-code cho thấy một xu hướng khá rõ ràng, đó là dần trao khả năng sáng tạo, phát triển, thậm chí là phát hành một phần mềm, ứng dụng, website… vào tay các cá nhân vốn có rất ít hoặc thậm chí không có bất kỳ kiến thức nào về mặt lập trình.
Low-code, no-code platform là gì?
Low-code, no-code đúng theo tên gọi của nó, là những nền tảng, giải pháp được thiết kế nhằm hỗ trợ xây dựng nên một ứng dụng nhằm phục vụ một mục đích nhất định, nhưng lại chỉ cần người dùng có một vài kiến thức lập trình cơ bản. Chính từ ưu điểm của nền tảng low-code, no-code đã sinh ra một khái niệm mới là citizen developer hay được gọi trong tiếng Việt là các lập trình viên nhân dân.
Những nền tảng này cung cấp một giao diện người dùng trực quan, các tính năng được xây dựng sẵn để người dùng có thể tùy chỉnh, phối hợp để tạo nên một ứng dụng hoàn chỉnh.
DPM Platform - nền tảng low-code, no-code của Vũ Thảo Technology là một ví dụ hoàn hảo của một nền tảng low-code. DPM Platform cung cấp cho người dùng những công cụ mạnh mẽ và linh hoạt để thiết kế ra những quy trình với độ tương thích cao với văn hóa của từng doanh nghiệp.
Nhưng thay vì phải là một chuyên gia trong giải pháp Microsoft Sharepoint (nền tảng của DPM Platform), người dùng chỉ cần đơn giản là kéo thả những công cụ có sẵn để tạo ra một ứng dụng hoàn chỉnh dành cho doanh nghiệp với đầy đủ các thành tố từ form mẫu, quy trình đến các thống kế, báo cáo. Tất cả đều dễ hiểu, dễ làm quen, dễ thao tác chỉ sau một buổi đào tạo.
Khác một chút so với low-code, no-code cũng sẽ giúp người dùng thỏa mãn các yêu cầu kể trên nhưng không yêu cầu bất kỳ các kỹ năng lập trình nào.
#Do tính tương đồng đến 90% giữa low-code và no-code. Vì vậy, bài viết sẽ sử dụng low-code để đại diện cho cả 2 khái niệm kể trên.
Thông thường, các nền tảng low-code, no-code sẽ có các đặc điểm cơ bản bao gồm:
-
Các mẫu giao diện thiết kế sẵn (template) để người dùng lựa chọn
-
Các tính năng khác nhằm hỗ trợ người dùng không chuyên phát triển các chức năng của ứng dụng.
Tuy nhiên, low-code không chỉ sinh ra để giúp các người dùng “tay ngang” mà còn hỗ trợ các nhà phát triển chuyên nghiệp trong quá trình kiểm thử tính khả thi của các tính năng mới, ý tưởng mới một cách nhanh chóng và thuận tiện. Trước khi trình bày ý tưởng hoặc thay đổi về tính năng này trước các cấp quản lý hoặc đưa vào giai đoạn phát triển.
Tựu trung lại, low-code là một nền tảng nhằm hỗ trợ người dùng tạo ra các ứng dụng theo nhu cầu, hỗ trợ rất nhiều cho các người dùng không chuyên lẫn các lập trình viên chuyên nghiệp.
|
VT DPM công cụ thiết kế quy trình động low-code | Nền tảng văn phòng số miễn phí của mọi doanh nghiệp |
Các ưu và nhược điểm của nền tảng low-code, no-code platform
Ưu điểm:
-
Như đã đề cập trong phần khái niệm, ưu điểm lớn nhất của các nền tảng low-code chính là cung cấp công cụ cho bất kỳ ai trong việc sáng tạo ra các phần mềm, ứng dụng hay website của riêng mình dùng có rất ít hoặc không có kiến thức về IT.
-
Low-code, no-code cũng giúp giảm chi phí vận hành, phát triển sản phẩm do rút ngắn được thời gian hoàn thiện nhờ vào các công cụ có sẵn. Lấy ví dụ như khi sử dụng DPM Platform để thiết kế ra các quy trình hỗ trợ lãnh đạo trong các tác vụ quản lý. Với các công cụ có sẵn, CEO đã có thể thiết kế ra một ứng dụng quản lý hợp đồng với độ tương thích cao với doanh nghiệp, có khả năng theo dõi được tình trạng hợp đồng, quá trình thanh toán, theo dõi công nợ cũng như các thống kê báo cáo chỉ vài cú nhấp chuột. Công việc đơn giản hơn đồng nghĩa với ít thời gian và nguồn lực bị tiêu tốn hơn, từ đó giảm chi phí vận hành.
-
Kế thừa từ ưu điểm thứ 2, low-code còn hỗ trợ các bộ phận hoặc doanh nghiệp tự tạo ra các ứng dụng đơn giản, phục vụ các dự án hoặc nhu cầu ngắn hạn (self-service) mà không cần đến bộ phận IT hay out source ra bên ngoài. Một lần nữa, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thêm chi phí từ nguồn lực sẵn có.
# Người dùng có thể tham khảo thêm về ứng dụng VT Business Contract – Quản lý hợp đồng bán được xây dựng sẵn của Vũ Thảo Technology tại đây.
Nhược điểm:
Tuy hỗ trợ đắc lực cho những “lập trình viên nhân dân” trong công cuộc hiện thực hóa ý tưởng của mình một cách tương đối đơn giản nhưng các nền lảng low-code cũng có không ít nhược điểm. Cụ thể:
-
Về cơ bản, low-code sẽ hỗ trợ người dùng tạo ra một ứng dụng “chạy được” nhưng theo nhiều nhà phát triển, đây chỉ mới là bước đầu trong quy trình xây dựng sản phẩm. Trong khi đó, các bước tiếp theo như tối ưu, bảo trì, mở rộng… thì các công cụ low-code gần như chưa thể thỏa mãn các bước này và sẽ cần một hoặc một đội lập trình viên chuyên nghiệp để xử lý.
-
Kế đến, một nền tảng low-code sẽ chỉ phục vụ một phạm vi sử dụng nhất định. Ví dụ như Webflow hay Wix sẽ hỗ trợ người dùng tạo website nhưng không thể tạo ra một ứng dụng di động, trong khi Bubble hay Stage sẽ có thể tạo app theo nhu cầu mà không cần kiến thức lập trình. DPM Platform lại được sử dụng để thiết kế ra các quy trình trong vận hành và quản lý doanh nghiệp. Đây chỉ là một trong vô số ví dụ về việc một nền tảng low-code sẽ chỉ phục vụ một mục đích nhất định.
-
Nhược điểm thứ ba là vấn đề bảo mật, các nền tảng low-code cung cấp cho người dùng công cụ để sáng tạo cũng như các phương pháp bảo mật mà chỉ nền tảng hiểu rõ. Nên việc bảo mật cần chuyên gia về IT tham gia vào để tối ưu, thiết lập bảo mật cho các ứng dụng đã tạo ra.
-
Cuối cùng, đó là các nhược điểm về tính kế thừa. Thông thường, các lập trình viên có thể quản lý code thông qua Git hay hệ thống quản lý phiên bản phân tán (distributed version control system - DVCS). Nhờ Git, việc quản lý code và làm việc nhóm của developer trở nên đơn giản, thuận tiện hơn, từ đó có thể đảm bảo tính kế thừa nếu có các biến động về nhân sự khi dự án còn đang dang dở. Nhưng đối với nền tảng low-code, sẽ khá khó để “người mới” có thể hiểu được ý đồ mà “người cũ” để lại do hầu hết các bước trong quá trình phát triển đều đã được mô hình hóa và trực quan hóa. Điều này vô tình trở thành nhược điểm lớn nhất của các nền tảng low-code.
Dù có nhiều nhược điểm, nhưng với những tiện lợi trong tính năng và đơn giản trong cách sử dụng nên các nền tảng low-code vẫn được đánh giá mảnh đất tiềm năng của lĩnh vực công nghệ thông tin trong thập kỷ mới.
Trong dự báo thị trường low-code toàn cầu năm 2023 của Gartner đã tiên đoán đến năm 2024, 65% các phần mềm sẽ được phát triển bằng các nền tảng dành cho các lập trình viên nhân dân và với tình hình hiện tại, khả năng cao điều này sẽ trở thành hiện thực và các nền tảng low-code sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn trong tương lai.
|
Nền tảng và hệ sinh thái công nghệ ứng dụng AI vào quản trị doanh nghiệp tổ chức của Vũ Thảo Technology |
Vũ Thảo Technology là một công ty có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp giải pháp chuyển đổi số tốt nhất tại Việt Nam, đang phục vụ top 200 khách hàng có quy mô lớn như: tập đoàn Hoà Phát, hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines, Petrolimex, tập đoàn EVN…
Chuyển đổi số là mục tiêu tối ưu quản trị, gia tăng doanh thu, đây là hành trình không có điểm kết thúc, Vũ Thảo sẽ là đối tác tin cậy để đồng hành cùng tổ chức, trong sứ mệnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững nhờ vào công nghệ, hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
-
Số điện thoại: 0901.170.659